SD
2863 lượt xem Download

Hồng Lâu Mộng (1987)

Dream of Red Chamber

1987 Hong Kong Cantonese, Chinese

Đạo diễn

Đang cập nhật...

Diễn viên

Đang cập nhật...

Nội dung

Hồng lâu mộng được xem là một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc (3 tác phẩm còn lại là Tam Quốc Chí, Thủy Hử và Tây Du Ký).

“Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.

Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để “lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng”. Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.

Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình, số lượng kẻ hầu người hạ có lúc lên tới 448 người, sống trong hai tòa dinh cơ tráng lệ bậc nhất Kinh thành. Ninh Quốc công và Vinh Quốc công là hai anh em ruột. Ninh Công là trưởng, sau khi mất con lớn là Giả Đại Hóa tập tước. Con cả Giả Phụ mất sớm, con thứ Giả Kính tập tước. Giả Kính chỉ say mê tu tiên luyện đan nên nhường cho con lớn Giả Trân tập tước, con gái thứ là Giả Tích Xuân được đem sang ở trong phủ Vinh Quốc. Giả Trân (vợ là Vưu Thị) có một đứa con trai là Giả Dung (vợ là Tần Khả Khanh), hai cha con chẳng chịu học hành, chỉ lo chơi bời cho thỏa thích, đảo lộn cả cơ nghiệp phủ Ninh. Còn phủ Vinh, sau khi Ninh Công chết, con trưởng là Giả Đại Thiện tập tước. Sau khi mất, Vợ Thiện là Giả mẫu (họ Sử) trở thành người cầm cân nảy mực của gia đình. Giả mẫu có ba con, con trưởng là Giả Xá (vợ là Hình phu nhân) được tập tước. Xá có con trai là Giả Liễn (vợ là Vương Hy Phượng) và con gái (con nàng hầu) là Giả Nghênh Xuân. Em của Xá là Giả Chính (có vợ là Vương phu nhân) được Hoàng thượng đặc cách phong tước. Giả Chính có ba người con, con lớn Giả Châu (vợ là Lý Hoàn) mất sớm, để lại một con trai là Giả Lan; con gái thứ Nguyên Xuân tiến cung làm phi tử; Giả Bảo Ngọc là cậu ấm hai, sinh ra đã ngậm một viên “Thông linh Bảo Ngọc”, là niềm hi vọng của gia đình họ Giả. Ngoài ra còn có Giả Thám Xuân và Giả Hoàn là con của nàng hầu Triệu Di Nương. Giả Chính và Giả Xá còn có một em gái tên Giả Mẫn, lấy chồng là Lâm Như Hải người Cô Tô, làm quan Diêm chính thành Duy Dương, có một cô con gái tên Lâm Đại Ngọc. Bố mẹ mất sớm, Đại Ngọc được Giả mẫu đem về nuôi trong phủ Vinh Quốc.

Trong Vinh quốc phủ còn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh cùng đến ở.

Vì con gái của Giả Chính là Nguyên Xuân được vua phong là Nguyên phi nên để mỗi lần về tỉnh thân, phủ Vinh quốc cho xây dựng vườn Đại quan cực kì tráng lệ huy hoàng. Khu vườn Đại quan này chỉ dành cho 12 cô tiểu thư xinh đẹp của hai phủ Vinh và phủ Ninh lui tới vui chơi. Giả Bảo Ngọc là cậu ấm duy nhất được lui tới và tìm được người tâm đầu ý hợp là Lâm Đại Ngọc. Nhưng mọi người trong gia đình không muốn cuộc hôn nhân này diễn ra. Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, là một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm và mảnh mai, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc. Cho nên nàng thương hoa, khóc hoa, chôn hoa, tâm hồn nàng như một sợi tơ đàn mảnh mai, bất kể một giọt mưa thu hay tơ liễu bay đều âm vang một điều bi thương đứt ruột. Nàng cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan; lánh xa công danh phú quý. Trong khi đó, Bảo Thoa, người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực phong kiến lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa, “gần cô chị thì quên khuấy cô em”; song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh “lập thân”, nên Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa.”

“Hồng lâu mộng (Trung văn giản thể: 红楼梦; Trung văn phồn thể: 紅樓夢; bính âm: Hóng lóu mèng) là bộ phim truyền hình do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc sản xuất căn cứ vào tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tào Tuyết Cần, khởi quay năm 1984, hoàn thành và công chiếu năm 1987. Các nhà biên kịch đã căn cứ vào ý kiến của nhà Hồng học Chu Nhữ Xương, quyết định không theo 40 hồi tục biên của Cao Ngạc mà tiến hành cải biên phần kết để làm cho câu chuyện triệt để bi kịch.

Kịch bản bộ phim do nhiều nhà hoạt động văn nghệ nổi tiếng như Khải Công, Thẩm Tòng Văn, Vương Côn Luân đảm nhiệm cố vấn, khâu tuyển chọn diễn viên diễn ra trên quy mô toàn quốc, chỉ riêng vai diễn Lâm Đại Ngọc đã thu hút hơn ba vạn người tham gia dự tuyển. Đoàn làm phim đã tiến hành xây dựng khu Đại Quan Viên ở phía tây nam thành phố Bắc Kinh làm phim trường chính, lấy bối cảnh từ nhiều danh thắng như Hoàng Sơn, Trường Giang, Tô Châu Viên Lâm, các diễn viên đều được huấn luyện về Hồng học cũng như nghệ thuật thi, ca, nhạc, hoạ bởi các chuyên gia tên tuổi.

Bộ phim sau đó đã thành công ngoài sức tưởng tượng của các nhà sản xuất, nhiều ca khúc trong phim như Uổng ngưng my, Táng hoa từ đã được phổ biến hết sức rộng rãi. Tuy nhiên cái kết trong phim cũng đã gây ra những cuộc tranh luận gay gắt vì không theo 40 hồi tục biên của Cao Ngạc.”

https://thuvienhd.xyz

Thông tin chi tiết

Để lại ý kiến của bạn