HD
1219 lượt xem Download

Giờ Chơi (1967)

Playtime

1967 France, Italy 155 min French, English, German

Nội dung

Những thập kỷ đầu tiên của lịch sử điện ảnh chứng kiến nhiều cái tên làm nên tên tuổi của thể loại hài visual comedy, tức là gây ra tiếng cười qua những hành động thường ngày đến mức ngớ ngẩn. Đạo diễn người Pháp Jacques Tati là một người trong số đó. Bộ phim hay nhất của Tati đó là Playtime (Giờ Chơi) khi ai cũng cho rằng nhờ tuyệt tác visual comedy này, Tati như được gắn vào 1 mũi tên và tên tuổi ông như bay vào dải ngân hà của những huyền thoại trong thể loại hài slapstick. Trong Playtime do chính ông viết kịch bản và đạo diễn, và Tati một lần nữa vào vai Monsieur Hulot, một nhân vật đã xuất hiện trong các bộ phim trước đó của ông là Mon Oncle và Les Vacances de Monsieur Hulot. Phim đã được BBC Culture xếp hạng 33 trong 100 Phim ngoại ngữ hay nhất mọi thời đại.
Playtime có lẽ là thành quả hùng tráng duy nhất của điện ảnh hiện đại, phim đã đạt được những mục tiêu hiện đại chuẩn mực khi phá vỡ lối kể chuyện khép kín dạng cổ điển và khám phá ra một hình thức kể chuyện mới, cởi mở, không những vậy mà còn dùng hình thức kể chuyện mới đó để sản sinh khung cảnh của toàn thể xã hội. Bộ phim được công chiếu theo nhiều phiên bản, từ bản phim 70mm với âm thanh nổi (stereophonic) chiếu suốt ba tiếng đồng hồ cho đến phiên bản cắt xén đến phi lý của Mĩ dài 93 phút và dùng phim nhựa 35 mm với âm thanh đơn (monaural). Thế nhưng thậm chí với hình thức thu gọn như thế, nó vẫn là một bộ phim tầm cỡ, với mật độ dày đặc và đầy sáng tạo. Một trong những cách Tati tạo ra vùng không gian tự do trong phim Playtime là cách bỏ mặc hoàn toàn những quan niệm thông thường về cách bố trí các phân đoạn hài hước (comic timing), và về việc cắt cảnh. Trong các đoạn phim không có phần nào nhấn mạnh để ta biết lúc nào sẽ cười, không có khoảng ngừng trong khung cảnh hoạt kê đến từ thế giới xung quanh nó. Thay vì dùng máy quay để chia nhỏ tình huống hài hước – để xem xét nó theo từng cảnh quay đơn lẻ và theo từng diễn trình độc lập – thì ông dùng những khung hình có tiêu điểm sâu (deep-focus) nhằm giữ cho toàn bộ biến cố và những cảnh quay dài được toàn vẹn nhằm bảo toàn tính nguyên vẹn của thế giới thực. Những cảnh hoạt kê và các tiểu tiết trong phim được đặt ở tiền cảnh và hậu cảnh; những khuôn mẫu nhỏ bé, của những cử chỉ lặp đi lặp lại và những hình dạng giống nhau, lan ra khắp bề mặt khung hình. Chúng ta không thể nhìn vào bộ phim Playtime như cách ta nhìn vào một bộ phim bình thường, tức là xem phim một cách thụ động thông qua đôi mắt của đạo diễn. Chúng ta phải dò khắp khung hình – tìm kiếm nó, xử lí nó và đùa nghịch với nó. Điều thú vị là mỗi lần xem lại, bộ phim lại khiến ta nhìn ra những khung hình mà có vẻ như lần xem trước đã bỏ lỡ. Và đó cũng là cách Jacques Tati muốn bộ phim đến với khán giả.

https://thuvienhd.xyz

Hình ảnh

Xếp hạng IMDb 7.9 Bình chọn

Thông tin chi tiết

Để lại ý kiến của bạn