HD
6686 lượt xem Download

120 Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian (1975)

Salo or the 120 Days of Sodom

1975 Italy, France 117 min Italian, French, German

Nội dung

Không một từ ngữ nào trên đời đủ để diễn tả sự bạo lực và dung tục cực độ của bộ phim. Hầu hết mọi người đều cho rằng, đây là một trong những bộ phim gây sốc nhất từng được thực hiện. “Salò o le 120 giornate di Sodoma”, có tựa tiếng Anh là “Salò or the 120 days of Sodom” (Salò hay 120 ngày ở địa ngục trần gian), do đạo diễn Ý Pier Paolo Pasolini thực hiện năm 1975, dựa trên cuốn sách The 120 Days of Sodom của văn hào người Pháp thế kỷ 18, Marquis de Sade.
Địa ngục trần gian
Salò (bộ phim thường được gọi tắt như vậy) lấy bối cảnh nước Cộng hòa Salò, một quốc gia nhỏ theo chế độ phát xít được dựng lên ở phần lãnh thổ Ý bị Đức chiếm đóng năm 1944. Mô phỏng bài thơ Inferno của nhà thơ Ý Dante, bộ phim được chia thành 4 phần: Trước khi vào địa ngục, Sự tuần hoàn của phân, Sự tuần hoàn của chứng điên và Sự tuần hoàn của máu.
Bốn người đàn ông quyền lực, ám chỉ Công tước, Giám mục, Quan tòa và Tổng thống, đồng ý kết hôn với con gái của nhau như là bước đầu tiên trong một nghi thức trụy lạc. Với sự trợ giúp 4 con điếm trung niên và của vài cộng sự nam trẻ tuổi, họ bắt cóc 18 nam nữ thanh thiếu niên (9 nam, 9 nữ) và đưa chúng tới một lâu đài gần Marzabotto.
Nhiệm vụ của chúng là kể chi tiết nhiều câu chuyện khiêu dâm khác nhau cho 4 gã đàn ông quyền lực trên, và 4 gã thay phiên nhau lạm dụng các nạn nhân một cách thô bạo. Bộ phim mô tả những ngày khủng khiếp trong lâu đài của các nạn nhân trẻ. Suốt thời gian này, càng lúc 4 gã bệnh hoạn càng chế ra nhiều kiểu tra tấn và làm nhục ghê rợn khác để tìm khoái lạc.
Một trong những cảnh khét tiếng nhất của bộ phim, một thiếu nữ bị bắt phải ăn phân của Công tước! Sau đó, các nạn nhân khác được “chiêu đãi” một bữa ăn thịnh soạn… toàn phân người! (phân được làm bằng sốt sôcôla và mứt cam). Cuối phim, các nạn nhân quyết định không cộng tác với những kẻ hành hạ họ, đã bị giết bằng nhiều cách ghê rợn khác nhau: lột da đầu, châm đốt bằng sắt nung, cắt lưỡi, móc mắt… Tuy nhiên, những yếu tố đẫm máu đó được làm mờ một cách khéo léo bằng cách cho khán giả nhìn các nạn nhân hoàn toàn qua một ống nhòm ngược.
Không phải phim khiêu dâm
Salò chuyển đổi bối cảnh của cuốn truyện của De Sade từ nước Pháp thế kỷ thứ 18 thành những ngày cuối cùng của chế độ phát xít độc tài Mussolini ở nước Cộng hòa Salò. Tuy nhiên, dù đầy cảnh ghê rợn (hãm hiếp, tra tấn và cắt xẻo cơ thể), nhưng bộ phim chỉ đề cập sơ sài những hành động đồi bại được nêu trong cuốn sách, gồm lạm dụng tình dục và thể xác của trẻ em một cách tàn bạo.
Chủ đề xuyên suốt của Salò là hạ thấp giá trị và biến cơ thể con người thành đồ vật, bị sỉ nhục và hạ thấp giá trị. Không có bất cứ cảnh sex thân mật riêng tư nào, dù có đầy cảnh khỏa thân nam và nữ trong suốt phim. Salò hoàn toàn trái ngược với phim khiêu dâm, nó mô tả sex như là sự đau đớn thay vì sự thích thú và khoái lạc.
Phần lớn bộ phim cố tình né tránh mọi tình tiết liên quan đến những hành động kích thích hoặc gợi dục – điều cơ bản hầu hết phim khiêu dâm sử dụng để tạo “sự kích thích của điện ảnh”. Vì thế, không có nhân vật nào trong Salò đạt đến bất kỳ khoái cảm nào, và những hành động tình dục trong phim gần như hoàn toàn phản tác dụng. Đây có lẽ là lý do Salò được nhắc đến như là một bộ phim mô tả “cái chết của sex”, hay là “bài hát đưa tang” cho thể loại phim khiêu dâm, giữa lúc nó đang trong quá trình thương mại hóa ào ạt ở thập niên 1970.
Mặc dù đây là một trong những tác phẩm kinh điển nhất nền điện ảnh Ý được khắc họa bởi đạo diễn tài năng Pier Paolo Pasolini nhưng bộ phim Bộ phim bị tranh cãi và cấm chiếu ở rất nhiều nước do có nhiều cảnh hiếp dâm, tra tấn và giết chóc. Nhiều câu hỏi về tính hợp pháp của bộ phim đã được nêu lên, chủ yếu xoay quanh việc các nam nữ diễn viên tham gia những cảnh bạo lực hay tình dục trong phim đã đến tuổi trưởng thành chưa? Phim cũng bị cấm phát hành tại Úc cho đến năm 1993 và tiếp tục bị cấm vào năm 1998. Nhà làm phim Pier Paolo đã không có cơ hội nói về bộ phim của mình vì ông đã bị sát hại dã man ngay sau khi phát hành ít lâu. Sau khi phát hành “Salo, The 120 days of Sodom” được giới phê bình đánh giá rất cao. Trong cuộc thăm dò ý kiến độc giả năm 2006 của tạp chí Time Out, Salò được bầu chọn là bộ phim gây tranh cãi nhất từng được thực hiện. Tuy không phải thể loại kinh dị, nhưng Salò vẫn được Hiệp hội các nhà phê bình phim Chicago xếp thứ 65/100 phim đáng sợ nhất trong lịch sử điện ảnh.

https://thuvienhd.xyz

Hình ảnh

Xếp hạng IMDb 6 17 Bình chọn

Thông tin chi tiết

Để lại ý kiến của bạn