70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam được Hoài Nam chia ra làm 3 giai đoạn với 5 thế hệ nhạc sĩ.
Giai đoạn thứ nhất là từ năm 1930 cho đến năm 1946 với những bản nhạc tình bất hủ của những tên tuổi lẫy lừng thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong Văn Phụng, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Đoàn Chuẩn, Đặng thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Phạm Duy, Hòang Trọng, Ngọc Bích, Anh Việt, Lâm Tuyền , Lê Thương …. Đây cũng là thời kỳ của những bài hát mà các nhạc sĩ Lê Thương, Hòang Nguyên gọi là tiếng hát những ngày chưa chiến tranh hay nhạc tiền chiến mà chúng ta thường gọi, dù tên gọi này không được chính xác lắm.
Giai đoạn thứ hai là từ năm 1954 cho đến 1975, lấy dấu mốc Hiệp Định Genève 1954 cho đến biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Trong giai đoạn này, Hoài Nam còn chia ra làm 2 thời kỳ: thời kỳ 1 là từ những ngày tháng miền Nam tương đối còn thanh bình với những nhạc sĩ thế hệ thứ hai như Hoàng Nguyên, Hoàng Trọng, Ngọc Bích, Xuân Tiên, Lê Trọng Nguyễn, Hoàng Thi Thơ v.v… cho đến giữa những năm 60s. Thời kỳ 2 là khi cuộc chiến tranh Quốc Cộng trở nên khốc liệt với sự ra đời của thế hệ nhạc sĩ thứ ba như Trịnh Công Sơn, Minh Kỳ, Hòai linh, Trúc Phương, Khánh Băng, Y Vân v.v…. Đây cũng là giai đoạn Hoài Nam đầu tư công sức vào nhiều nhất với số lượng 55 episodes so sánh với 17 episodes của giai đoạn 1 và 21 episodes cho giai đoạn 3 .
Giai đọan thứ ba là từ sau 1975 cho đến 2009 với các nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ tư như : Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Nguyễn Ánh 9, Lê Tín Hương v..v..và thứ năm như Trúc Hồ, Vũ Tuấn Đức, Ngọc Lễ v.v… cùng với những nhạc sĩ thế hệ thứ hai, thứ ba ở hải ngoại hay còn sinh sống trong nước.
Để lại ý kiến của bạn